Đá phạt gián tiếp được áp dụng khi phát sinh các tình huống phạm lỗi không quá nghiêm trọng. Khi thực hiện các cầu thủ cần hiểu rõ luật đá phạt gián tiếp và cách thực hiện để được công nhận bàn thắng. Để biết chính xác lỗi phạt gián tiếp là gì và sút phạt như thế nào đúng kỹ thuật? Hãy cùng Bóng Đá Bên Bển tìm hiểu qua một số chia sẻ dưới đây ngay nhé!
1. Đá phạt gián tiếp là gì?
Đá phạt gián tiếp (Indirect Free Kick) là tình huống sút phạt khi phạm lỗi trong vòng cấm, đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng quả sút phạt gián tiếp. Quan trọng hơn hết, bàn thắng chỉ được công nhận hợp lệ khi bóng đã chạm vào một cầu thủ khác trước khi vào khung thành.
Nói cách khác, sút phạt gián tiếp yêu cầu bóng phải tiếp xúc với ít nhất một cầu thủ khác (có thể là đồng đội hoặc đối phương) mới được tính là hợp lệ. Do đó, việc bố trí các cầu thủ thực hiện đá phạt gián tiếp luôn yêu cầu tinh thần đồng đội cao và khả năng phối hợp ăn ý để tạo nên cơ hội ghi bàn.
2. Các lỗi thổi phạt gián tiếp
Thông thường các hành vi phạm lỗi dẫn đến lỗi phạt gián tiếp thường do thủ môn câu kéo thời gian, cầu thủ đứng chắn thủ môn đưa bóng vào cuộc và một số lỗi không quá nghiêm trọng. Sau đây là một số lỗi thổi phạt gián tiếp phổ biến trong bóng đá như:
Lỗi phạt trực tiếp từ thủ môn
- Thủ môn giữ bóng quá 6 giây mà không thực hiện đường chuyền hoặc phát bóng lên.
- Thủ môn nhận bóng bằng tay sau pha chuyền về từ chân đồng đội hoặc từ một pha ném biên.
- Thủ môn chơi bóng bằng tay ngoài khu vực 16m50.
Lỗi đá phạt gián tiếp từ cầu thủ thi đấu
Ngoài lỗi của thủ môn, trong trận đấu các cầu thủ trên sân nếu thi đấu không Fair play vẫn sẽ bị trọng tài chính thổi phạt trực tiếp.
- Kéo dài thời gian, trì hoãn các pha ném biên, sút phạt,…
- Ngăn cản thủ môn đối phương đưa bóng vào cuộc.
- Cản người không bóng, dùng cơ thể chắn hướng di chuyển của đối thủ
- Cầu thủ phạm lỗi việt vị và tham gia vào tình huống phát động tấn công.
- Cố tình đá vào bóng khi thủ môn đối phương đang đưa bóng vào cuộc.
- Có cử chỉ, lời lẽ xúc lăng mạ xúc phạm với trọng tài điều khiển hoặc cầu thủ khác
- Không cố ý dùng tay chơi bóng.
- Đá phạt khi bóng chưa đặt đúng vị trí và không chờ tín hiệu từ trọng tài điều khiển.
- Phạm lỗi nguy hiểm nhưng chưa tới mức độ nghiêm trọng như các lỗi bị thổi phạt trực tiếp.
Trong bóng đá, đa phần các tình huống dẫn đến lỗi phạt gián tiếp là những lỗi không qua nghiêm trọng. Và các hình thức thổi phạt trực tiếp được áp dụng nhằm đảm bảo trận đấu diễn ra công bằng và theo Luật bóng đá tạo ra môi trường thi đấu bóng đá chuyên nghiệp.
3. Trường hợp bóng đi vào lưới
Khi thực hiện sút các quả phạt gián tiếp, cầu thủ thực hiện cần lưu ý đến các quy định đưa bóng đi vào lưới để được trọng tài công nhận. Và dưới đây là một số trường hợp bóng đi vào lưới được xem là bàn thắng hợp lệ khi sút phạt.
Bóng vào lưới sau khi chạm cầu thủ
Để được công nhận là bàn thắng hợp lệ từ các pha sút phạt gián tiếp, cầu thủ cần đưa bóng chạm ít nhất một cầu thủ khác có trên sân (đồng đội hoặc đối phương) trước khi bóng vào lưới. Tuy nhiên, bàn thắng sẽ không tính cho các nhân nào mà chỉ tính cho đội thực hiện tình huống sút phạt.
Bóng vào lưới mà không chạm bất kỳ cầu thủ nào khác
Bóng vào lưới mà không chạm bất kỳ cầu thủ nào trước đó sẽ không được công nhận là bàn thắng. Khi đó, trọng tài sẽ cho đội phạm lỗi được quyền phát bóng trong khu vực 5m50.
4.Hướng dẫn cách đá phạt gián tiếp
Khi đã hiểu được điều kiện để công nhận bàn thắng từ các tình huống sút phạt gián tiếp (bóng cần chạm ít nhất một cầu thủ trước khi vào lưới). Nếu có thể tận dụng, đây sẽ là được cơ hội ghi bàn hoặc tạo cơ hội tiếp cận với khung thành đối phương. Để có thể tiến hành sút phạt gián tiếp bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:
- Bước 1: Đặt bóng tại vị trí phạm lỗi.
- Bước 2: Quan sát hàng rào phòng ngự và thủ môn đối phương.
- Bước 3: Lắng nghe tín hiệu từ trọng tài điều khiển trận đấu.
- Bước 4: Áp dụng các kỹ thuật cá nhân để thực hiện như:
- Chuyền ngắn tạo cơ hội cho đồng đội dứt điểm hoặc tiếp tục phối hợp để thực hiện cú sút từ tuyến hai.
- Chuyền dài tạo cơ hội cho các cầu thủ tấn công dứt điểm.
- Chuyền nhanh từ 1 đến 2 chạm để đưa bóng vào khu vực 16m50 tạo đột biến.
Đá phạt gián tiếp là một trong những cơ hội để cầu thủ có thể tận dụng để ghi bàn vào lưới đối phương. Tuy nhiên, để được công nhận bàn thắng hợp lệ cầu thủ cần hiểu rõ luật và thực hiện đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ về chủ đề đá phạt gián tiếp sẽ giúp bạn hiểu rõ về Luật sút phạt trong bóng đá. Để cập nhật thêm các thông tin và kiến thức bóng đá thú vị khác, hãy theo dõi Bóng Đá Bên Bển để không bỏ lỡ bất kỳ bài viết hấp dẫn nào!