Luật bóng đá sân 7 cỏ nhân tạo cập nhật mới nhất

Việc hiểu rõ luật bóng đá sân 7 sẽ giúp các bạn thi đấu tự tin hơn, nhất là khi tham gia hội thao hoặc tham gia các giải đá phủi tại Việt Nam và ở quốc tế. Hãy cùng Bóng Đá Bên Bển cập nhật luật bóng đá sân 7 người mới nhất qua một số chia sẻ dưới đây.

Luật bóng đá 7 người theo chuẩn VFF

luật bóng đá 7 người
Nắm chắc luật bóng đá sân 7 sẽ giúp các đội có những chiến thuật tốc chiến tốc thắng

Hầu hết các giải thi đấu sân 7 trên khắp lãnh thổ Việt Nam từ bán chuyên cho đến chuyên nghiệp đều tuân thủ theo luật bóng đá sân 7 từ VFF đưa ra. Sau đây là một số điều luật các cầu thủ và ban huấn luyện cần nắm rõ trước khi ra sân.

LUẬT I: SÂN THI ĐẤU

Một trong những lưu ý quan trọng khi thi đấu sân 7 người chính là kích thước sân cần đạt chuẩn VFF đưa ra với diện tích như sau:

  • Đường biên dọc (hay chiều dài sân bóng): 50m đến 75m.
  • Đường bên ngang (hay chiều rộng sân bóng): 40m đến 55m.
  • Khu vòng cấm: Dài 6m và rộng 8m.
  • Điểm khoảng cách thực hiện sút phạt đền: Cách khung thành 3,5m.
  • Kích thước khung thành: Rộng 3,6m và cao 2,1m.

Ngoài ra, đúng theo luật bóng đá 7 người các đường giới hạn trên sân sẽ không quá rộng hơn 12cm và các đường thẳng song song cách biên ngang 13m (đường 13m),

LUẬT II: BÓNG

Bóng số 4 là bóng đạt chuẩn từ VFF dùng trong các trận thi đấu sân 7 người. Thông thường banh số 4 sẽ có kích thước, trọng lượng như sau:

  • Chu vi: 63,6 – 66cm
  • Trọng lượng: 350gr – 390gr
  • Áp suất bóng: 0,6 – 1,1Kg

Trước mỗi trận đấu bóng trọng tài chính sẽ kiểm tra và quyết định bóng có đạt chuẩn để trận đấu được diễn ra. Trong quá trình thi đấu chỉ có trọng tài mới có quyền thay đổi bóng. Ngoài ra, khi thi đấu nếu bóng hỏng, trọng tài sẽ tạm dừng trận đấu và tiếp tục trận đấu bằng cách thả bóng chạm đất tại vị trí bóng bỏng.

LUẬT III: SỐ LƯỢNG CẦU THỦ

Đây là một trong những lưu ý quan trọng mà ban huấn luyện cần lưu ý để chọn ra những cá nhân ưu tú giúp đội bóng có cơ hội giành chiến thắng với các “hảo thủ” mình đang có trong tay. Theo quy định luật bóng đá 7 người, số lượng cầu thủ đăng ký từ 14 – 15 người. 

  • Số lượng cầu thủ vào sân thi đấu: 7 người (6 cầu thủ đá chính + 1 thủ môn)
  • Số lượng cầu thủ dự bị đăng ký: tối đa 7 người
  • Số lượng cầu thủ được phép thay trong trận: 7 cầu thủ không phân biệt vị trí và thời gian. Nếu các cầu thủ bị thay ra sẽ không được phép trở lại sân thi đấu.

Đặc biệt, khi có nhu cầu thay người vì chiến thuật ban huấn luyện cần thông báo với trọng tài và chỉ thực hiện khi bóng ngoài cuộc. Cầu thủ dự bị chỉ được phép vào sân khi cầu đá chính đi ra khỏi sân.

LUẬT IV: TRANG PHỤC CỦA CẦU THỦ

Yêu cầu câu lạc bộ, đội bóng cần trang bị đồng phục cho các cầu thủ tham gia. Trang phục của cầu thủ cần có trước khi bóng lăn như áo ngắn hoặc dài, quần ngắn, giày chuyên dụng,…Đặc biệt, cầu thủ không được mang trang sức hoặc vật có thể gây nguy hiểm cầu thủ khác vào sân.

luật bóng đá 7 người
Tránh mang trang sức hay vật gây nguy hiểm vào trận đấu

LUẬT V: TRỌNG TÀI

Để trận đấu được diễn ra công bằng và thực hiện đúng luật đá sân 7, trọng tài chính là một trong những vị trí không thể thiếu. Nhiệm vụ bảo đảm áp dụng Luật bóng đá một cách công tâm, loại bỏ hành vi phi thể thao.

Trước khi trận đấu được bắt đầu, trọng tài cần chia sẻ, tuyên truyền luật bóng đá giải đáp thắc mắc của các cầu thủ.

LUẬT VI:TRỢ LÝ TRỌNG TÀI VÀ TRỌNG TÀI THỨ TƯ

Cùng với trọng tài chính, mỗi trận cần có đến 1 – 2 trọng tài biên. Theo Luật bóng đá 7 người mới nhất từ VFF tổ trợ lý trọng tài sẽ quản lý việc thay người, ghi biên bản trận đấu hỗ trợ cung cấp thông tin cho trọng tài chính. 

Ngoài ra, ở một số giải đấu sẽ có vị trí trọng tài thứ tư để thay thế trọng tài chính hoặc trợ lý trọng tài vì sự cố không thể làm nhiệm vụ được nữa. Một số nhiệm vụ của trọng tài thứ tư mà các cầu thủ và ban huấn luyện cần lưu ý như:

  • Nếu trọng tài chính xử lý lỗi vi phạm nhầm cầu thủ thì trọng tài thứ tư phải lập tức vào sân thông báo cho trọng tài chính.
  • Thông báo những hành vi bạo lực diễn ra ngoài tầm quan sát của trọng tài chính và trợ lý trọng tài.
  • Thực hiện một số yêu cầu từ trọng tài chính.

LUẬT VII: THỜI GIAN TRẬN ĐẤU

Tuỳ theo lứa tuổi thi đấu mà thời gian mỗi trận sẽ khác nhau. Một trận đấu bóng đá 7 người sẽ được chia làm 2 hiệp:

  • Đối với lứa tuổi thiếu niên: 25 phút/ 1 hiệp.
  • Đối với lứa tuổi nhi đồng: 20 phút/ 1 hiệp.
  • Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp: 10 phút.

Tuy nhiên, trong suốt thời gian thi đấu trọng tài sẽ quyết định số phút bù giờ phụ thuộc vào tình hình cả hai đội thay thế cầu thủ, di chuyển cầu thủ bị chấn thương,…Không giống như Luật bóng đá sân 11 người, khi kết thúc thời gian thi đâu mà tỷ số hoà theo luật bóng đá 7 người sẽ tiến hành sút luân lưu 9m để xác định đội thắng cuộc.

LUẬT VIII: QUẢ GIAO BÓNG VÀ “THẢ BÓNG CHẠM ĐẤT”

  • Quả giao bóng: Trước khi trận đấu chính thức được diễn ra, tổ trọng tài và đội trưởng 2 đội sẽ thực hiện tung đồng tiền để xác định đội giao bóng và phần sân thi đấu. Đội ưu tiên được quyền chọn sân và đội còn lại được đá giao bóng. Cầu thủ giao bóng phải đá bóng về trước và không được chóng bóng 2 lần và cầu thủ đội bạn phải đứng xa bóng ít nhất 6m.
  • Quả “thả bóng chạm đất”: Trong một số tình huống tạm dừng trận đấu, vì bất kỳ lý do gì không có trong luật đá sân 7 người trọng tài sẽ thực hiện “thả bóng chạm đất” tại nơi bóng dừng.

LUẬT X: BÀN THẮNG HỢP LỆ

Theo các điều luật bóng đá sân 7 mới nhất từ VFF bàn thắng được công nhận hợp là khi bóng qua vạch vôi trước cầu môn và nằm gọn trong lưới. Đội nào ghi được nhiều bàn hơn, đội đó sẽ giành chiến thắng.

Trong một số trường hợp cầu thủ chơi bóng bằng tay hoặc có các hành vi phạm lỗi dẫn đến bàn thắng thì các bàn thắng đó sẽ không được trọng tài công nhận.

luật bóng đá 7 người
Bàn thắng hợp lệ khi bóng được đá thẳng vào khung thành và không bị vi phạm lỗi nào cả

LUẬT XI: VIỆT VỊ

Tuy rất hiếm gặp khi thi đấu sân 7 tại các giải bán chuyên hay đá “phủi” nhưng theo các điều luật từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam luật việt vị vẫn được ban hành và cần được tuân thủ. Cầu thủ sẽ phạm lỗi việt vị khi họ nhận bóng từ đồng đội và đứng sau hàng hậu vệ (Trừ thủ môn).

LUẬT XII: LỖI VÀ HÀNH VI KHIẾM NHÃ

Đây là quy luật bóng đá 7 người cần được các cầu thủ lưu ý và tuân thủ một cách nghiêm ngặt, theo các điều khoản của Luật bóng đá đây được xem là lỗi lầm nghiêm trọng nhất khi cầu thủ đang thi đấu trên sân. 

Tuỳ vào lỗi vi phạm, trọng tài bắt chính của trận đấu sẽ cảnh cáo bằng thẻ vàng hoặc truất quyền thi đấu bằng thẻ đỏ trực tiếp.

LUẬT XIII: NHỮNG QUẢ PHẠT

Theo luật bóng đá sân 7 tất cả các quả sút phạt đều là sút trực tiếp và sẽ được công nhận khi cầu thủ thực hiện sút thẳng bóng vào cầu môn đối phương.

Đối với một số trường hợp phạm lỗi thô bạo hoặc có hành vi phi thể thao ngăn cản cơ hội ghi bàn mà vị trí phạm lỗi ở bất kỳ điểm nào ngoài khu vực phạt đền và phạm lỗi trên phần sân của đội nhà sẽ bị xử phạt tại điểm giữa đường 13m. Quy định về quả sút phạt 13m như sau:

  • Cầu thủ của cả hai đội đều đứng ngoài khu vực 13m (Ngoại trừ thủ môn).
  • Các cầu thủ còn lại trên sân không được chạm bóng cho đến khi quả phạt được thực hiện xong.
  • Quả phạt 13m được xem là thực hiện đúng luật sẽ chạm thủ môn, cột dọc, xà ngang hay ra ngoài các đường giới hạn.
luật bóng đá 7 người
Check ngay những lỗi khiến đội bạn phải nhận những cú đá phạt

LUẬT XIV: PHẠT ĐỀN

Nếu cầu thủ phạm lỗi trong vòng cấm của đội mình, theo Luật đá sân 7 đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt đền từ khoảng cách 9m. Cầu thủ nhận trách nhiệm sút phạt đền sẽ bắt đầu khi nghe hiệu lệnh từ trọng tài chính.

LUẬT XV: NÉM BIÊN

Khác với luật đá sân 11 thực hiện ném biên bằng hai tay và 2 chân cần chạm đất. Khi thực hiện các quả ném biên sân 7 cầu thủ cần chú ý đến một số thao tác như sau:

  • Cầu thủ sút biên phải quay mặt vào sân thi đấu.
  • Tuỳ vào giải cầu thủ sẽ thực hiện ném biên hoặc đá biên. Khi ném biên cầu thủ cần dùng 2 tay và 2 chân phải giẫm lên phần biên dọc hoặc đứng hẳn ra ngoài sân.
  • Thực hiện ném biên sai cách. quyền ném biên hoặc đá biên được chuyển cho đối phương.

LUẬT XVI: QUẢ PHÁT BÓNG

Để thực hiện một pha phát bóng chuẩn chỉnh cầu thủ hàng phòng ngự và thủ môn cần lưu ý một số điều luật sau:

  • Bóng đi hết đường biên ngang sau đợt tấn công từ đối thủ.
  • Cầu thủ thực hiện được quyền phát bóng ở bất kỳ vị trí nào trong khu vực cầu môn.
  • Nếu bàn thắng vào lưới đối thủ sẽ được tính là bàn thắng hợp lệ 
  • Khi đá phát bóng, cầu thủ đối phương sẽ được trọng tài yêu cầu đứng ngoài khu sút phạt đền cho đến khi được phát bóng xong.
luật bóng đá 7 người
Lưu ý các luật phát bóng trên

LUẬT XVII: QUẢ PHẠT GÓC

Đội bóng sẽ thực hiện sút phạt góc khi cầu thủ cuối cùng chạm bóng là cầu thủ ở đội phòng thủ. Trong trường hợp các quả sút phạt góc vào lưới mà không chạm bất kỳ cầu thủ nào trên sân, bàn thắng vẫn được công nhận.

Chú ý, cầu thủ thực hiện đá phạt góc sẽ không được chạm bóng liên tục 2 lần.

Trên đây là một số cập nhật luật đá sân 7 người mới nhất từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF, Bóng Đá Bên Bển đã tổng hợp lại gửi đến bạn. Nếu bạn đang chuẩn bị cho các giải đấu sân 7 đừng quên theo dõi và lưu ý các thông tin luật bóng đá 7 người trên. Chúc bạn thi đấu hiệu quả!

Bài viết liên quan