Hiểu rõ luật thủ môn sân 7 là rất quan trọng để thủ môn có thể thi đấu hiệu quả và đảm bảo tính công bằng cho mỗi trận đấu.Vậy luật thủ môn sân 7 có gì khác biệt so với luật bóng đá thủ sân 11 và sân 9? Cùng Bóng Đá Bên Bển tìm hiểu qua một số chia sẻ dưới đây nhé!
Luật thủ môn sân 7 người trong bóng đá
Trong bóng đá sân 7, vị trí thủ môn không dừng bắt bóng và cản phá mà còn nhiệm vụ hỗ trợ phòng ngự, phát động tấn công. Tuy nhiên, để tránh gặp phải sai lầm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu việc hiểu rõ luật thủ môn sân 7 là điều vô cùng cần thiết.
Vị trí thủ môn sân 7
Với diện tích sân thi đấu nhỏ hơn, cầu thủ chơi ở vị thủ môn cần có sự linh hoạt và tập trung cao độ với các tình huống trên sân. Thủ môn sẽ được tự do di chuyển và chơi bóng bằng tay trong vòng cấm.
Trong trường hợp phải di chuyển ra khỏi vòng cấm, thủ môn sẽ chơi như các cầu thủ khác trong đội. Tuyệt đối không được dùng tay chơi bóng.
Trang phục và phụ kiện thi đấu
Tương tự như các thủ môn chơi ở sân 11, sân 9 hay nhỏ hơn là sân 5. Thủ môn cần trang bị cho mình quần áo có lớp đệm để bảo vệ để tránh chấn thương trong khi thi đấu. Giày đá bóng chuyên dụng cho sân cỏ nhân tạo và đặc biệt không thể thiếu găng tay thi đấu.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm băng keo hoặc băng cao su non để cố định phần cổ tay hoặc ngón tay trong khi thi đấu để tránh được chấn trong trong những pha cản phá.
Luật chạm bóng
Về luật chạm chóng ở vị trí thủ môn sân 7 sẽ có khác biệt rất lớn so với các diện tích khác. Một số luật thủ môn sân 7 mà bạn cần lưu ý, tránh mắc phải sai lầm như:
- Luật dùng tay chơi bóng: Trong khi thi đấu thủ thành chỉ được dùng tay chơi bóng trong vòng cấm địa (6m từ khung thành). Lưu ý khi đồng đội chuyền bóng bằng chân hoặc từ tình huống đá biên bạn sẽ không được dùng tay bắt bóng.
- Luật thời gian kiểm soát bóng: Tương tự như sân 11, khi thi đấu sân 7 thủ môn chỉ có 6s giữ bóng trong tay. Ở một số giải phủi, trọng tài sẽ đếm thời gian nếu sau 3 tiếng đếm không thực hiện đường chuyền sẽ bị thổi phạt gián tiếp.
- Luật phát bóng: Thủ môn có thể phát bóng bằng tay, chân sau khi cản phá hoặc bắt được bóng. Tuy nhiên, tình huống phát bóng không được đi qua vạch giữa sân.
- Luật cản phá hoặc va chạm đối phương: Trong một số tình huống thủ môn cần dân cao để phá bóng. Nếu có hành vi cố tình phạm lỗi sẽ bị thổi phạt sút phạt đền hoặc một quả sút phạt trực tiếp tuỳ thuộc vào vị trí va chạm.
Thời gian giữ bóng
Tương tự như thời gian gian giữ bóng thi đấu sân 11 người. Theo luật thủ môn sân 7 cầu thủ chơi ở vị trí “người gác đền”, sau khi đã khống chế bóng bằng tay nếu quá thời gian 6 giây chưa đưa bóng vào cuộc sẽ bị thổi phạt.
Luật bắt penalty của thủ môn sân 7
Theo luật thủ môn sân 7, cầu thủ sẽ bị thổi phạt penalty khi phạm lỗi nghiêm trọng trong vòng cấm như cản trở đối thủ trái luật, bắt bóng sai luật từ đường chuyền về của đồng đội. Và khi thực hiện bắt Penalty thủ môn cần lưu ý đến một số điều luật sau:
- Vị trí đứng: Cần đứng trên vạch cầu môn và không được phép di chuyển khi cầu thủ đối phương sút bóng.
- Dị chuyển: Chỉ được di chuyển ngang trước khi pha đá phạt đền được thực hiện.
- Cản phá bóng: Được phép dùng bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể để cản phá.
- Thời điểm bắt bóng: Chỉ phép bắt sau khi bóng được sút.
Lưu ý: Nếu thủ môn di chuyển ra khỏi vạch gôn trước cú sút thực hiện sút phạt đền trọng tài sẽ cho thực hiện lại.
Luật phạm lỗi
Một số lỗi phổ biến mà thủ môn có thể bị thổi phạt như:
- Các hành động phi thể thao như đẩy, kéo áo với đối phương trong khu vực cấm địa sẽ bị thổi phạt cản trở trái phép.
- Bắt bóng từ đường chuyền về của đồng đội, ngoài khu vực cấm địa sẽ bị thổi phạt phạm lỗi dùng tay sau luật.
- Kéo dài thời gian, giữ bóng bằng tay quá 6 giây sẽ bị thổi phạt gián tiếp tại vị trí giữ bóng.
Kỹ thuật bắt gôn sân 7 người
Bên cạnh hiểu rõ luật thủ môn sân 7 để có thể tự tin thi đấu, hạn chế các sai lầm. Để chơi tốt ở vị trí thủ môn, việc tập luyện các kỹ thuật cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng. Sau đây là một số kỹ thuật bắt gôn sân 7 người mà bạn có thể học hỏi để nâng cao trình độ của mình trong mỗi lần ra sân.
Kỹ thuật bắt bóng sệt
Để có thể bắt bóng sệt một cách chính xác, thủ môn có thể lựa chọn bắt bóng trong trạng thái thẳng chân hoặc bắt bóng trong trạng thái quỳ gối chống một chân xuống đất.
- Kỹ thuật bắt bóng sệt thẳng chân: Hai chân ở tư thế song song và phần mũi chân hướng về phía trước. Thân người hơi ngả về trước để thủ thế đồng thời đầu gối hơi khuỵu để giảm áp lực lên chân.
- Kỹ thuật bắt bóng sệt quỳ gối: Quỳ một chân và khép chặt chân còn lại để tránh bị đối phương xâu kim. Hai tay tạo thành một đường thẳng, giúp dễ dàng ôm chặt bóng hơn.
Kỹ thuật bắt bóng bổng
Đây là kỹ thuật yêu cầu thủ môn cần có khả năng phán đoán chính xác để bắt bóng. Để thực hiện kỹ thuật bắt bóng bổng bạn có thể thực hiện theo hai bước sau:
- Bước 1: Khi đã xác định được vị trí, thủ môn bật nhảy bằng một chân.
- Bước 2: Hai tay đưa lên cao và lòng bàn tay hướng về phía trước.
- Bước 3: Khi tay chạm bóng, dùng lực bắt chặt lấy bóng rồi gập khuỷu tay ôm bóng trước ngực.
- Bước 4: Trong lúc tiếp đất thủ môn cần khuỵu để giảm áp lực lên đôi chân.
Kỹ thuật vồ bóng
Để cản được những cú sút xa hiểm hóc và giữ an toàn cho khung thành, thủ môn có thể áp dụng kỹ thuật vồ bóng theo các bước sau:
- Bước 1: Quan sát và di chuyển nhanh theo hướng bóng.
- Bước 2: Hai tay mở rộng đổ người về phía bóng, sử dụng cả lòng bàn tay và ngón tay để giữ lấy bóng.
- Bước 3: Tiếp đất và kéo sát bóng vào ngực để tránh bật ra.
Kỹ thuật đấm bóng
Trong một số tình huống có thể chuyển hoá đường chuyền thành bàn thắng, thủ môn có thể lựa chọn giải pháp đấm bóng khi bị ép sát, không có vị trí thuật lợi để bảo vệ khung thành. Khi đó, người gác đến có 2 sự lựa chọn cách đấm bóng như:
- Đấm bóng bằng một tay: Xác định chính xác đường bay và điểm rơi, lấy đà bật nhảy và dùng một tay đấm vào phần dưới quả bóng.
- Đấm bóng bằng hai tay: Khi đã xác định được tốc độ và điểm rơi của bóng, thủ môn bật nhảy cao và khép sát hai tay để thực hiện đấm bóng thẳng.
Kỹ thuật ném bóng
Để phát động những pha tấn công hiệu quả, ném bóng là một trong những kỹ thuật mà các thủ môn cần hiểu rõ và rèn luyện mỗi ngày. Để thực hiện kỹ thuật ném bóng một cách chuẩn chỉnh, cầu thủ chơi ở vị trí này cần lưu ý như sau:
- Bước 1: Sau khi cầm bóng trong tay, thủ môn cần lấy đà và quan sát đồng đội.
- Bước 2: Đưa bóng về phía sau lấy đà và sử dụng lực từ cánh tay kết hợp với vai.
- Bước 3: Ném bóng đúng đến vị trí cầu thủ cần thực hiện đường truyền.
Vị trí thủ môn trong trong bóng đá sân 7 không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ khung thành mà còn là “ngòi nổ” trong việc phát động tấn công. Do đó, để tránh các sai lầm ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc hiệu và nắm rõ các luật thủ môn sân 7 là điều vô cùng quan trọng. Để cập nhật thêm những tin tức, mẹo hay và bài viết thú vị về bóng đá, đừng quên theo dõi Bóng Đá Bên Bển ngay hôm nay!