Sân vận động lớn nhất thế giới ở đâu? Các sân vận động không chỉ là một công trình kiến trúc ấn tượng mà còn là biểu tượng của sức mạnh thể thao toàn cầu. Cùng Bóng Đá Bên Bển khám phá Top 20 sân vận động lớn nhất thế giới nhé!
Rungrado 1st of May Stadium – Triều Tiên
Rungrado First of May hay còn gọi là sân vận động Rungrado 1/5, đang giữ kỷ lục là sân vận động lớn nhất thế giới hiện nay. Được tọa lạc tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, sân vận động này đã thu hút sự chú ý toàn cầu nhờ quy mô hoành tráng và tầm ảnh hưởng văn hóa đặc biệt. Mặc dù chính phủ Triều Tiên công bố sức chứa của sân lên đến 150.000 người, con số thực tế được xác nhận là khoảng 114.000.
Kể từ khi được khánh thành vào năm 1989, sân Rungrado 1/5 không chỉ là một công trình thể thao vĩ đại mà còn là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện quan trọng. Đặc biệt, sân là nơi diễn ra Đại hội thể thao Arirang hàng năm, một trong những sự kiện thể dục dụng cụ quy mô lớn nhất thế giới.
Sau một đợt cải tạo lớn vào năm 2014, sân vận động này chính thức mở cửa trở lại vào năm 2015 để tiếp tục phục vụ cho các sự kiện thể thao và văn hóa trọng đại.

Melbourne Cricket Ground – Australia
Sân vận động Melbourne được xây dựng vào năm 1853, ban đầu sân được thiết kế để tổ chức các trận đấu bóng gậy Cricket. Theo thời gian, sân đã phát triển và trở thành một trong những địa điểm thể thao quan trọng nhất của Australia. Mặc dù được xây dựng với mục đích phục vụ cho Cricket – bộ môn bóng gậy, sân vận động này cũng đã trở thành nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao lớn khác bao gồm các trận đấu bóng đá quốc tế. Đặc biệt, vào năm 1997 sân vận động này đã tổ chức trận đấu vòng loại World Cup giữa Australia và Iran, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử thể thao của địa phương.
Ngoài các trận đấu quốc tế, sân vận động Melbourne còn là nơi tổ chức các trận đấu liên quan đến những câu lạc bộ nổi tiếng của Châu Âu thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ.
Tại Australia, “The G” đã trở thành một biểu tượng thể thao nổi bật và không thể thiếu trong lòng người dân địa phương, gắn liền với những kỷ niệm đáng nhớ trong lịch sử thể thao xứ Chuột túi.
Camp Nou – Tây Ban Nha
Sân vận động Camp Nou với tổng sức chứa 99.354 chỗ ngồi. Được biết đến là sân bóng đá lớn nhất châu Âu và xếp thứ 7 trong danh sách top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới. Kể từ khi được khánh thành vào năm 1957, Camp Nou đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của Barcelona.
Ngoài việc phục vụ cho các trận đấu của Barcelona, sân vận động Camp Nou còn là địa điểm tổ chức các sự kiện âm nhạc, buổi hòa nhạc và các chương trình giải trí quy mô lớn. Với vai trò là một biểu tượng thể thao và văn hóa, Camp Nou không chỉ là niềm tự hào của Barcelona mà còn của cả Tây Ban Nha và cộng đồng người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới.

FNB Stadium (First National Bank Stadium) – Johannesburg, Nam Phi
FNB (First National Bank) là sân vận động lớn thứ ba trong top 10 sân bóng đá lớn nhất thế giới và là sân vận động bóng đá vĩ đại nhất ở Châu Phi. Được biết đến là sân nhà của Kaizer Chiefs FC tại Giải bóng đá Ngoại hạng Nam Phi.
Sân vận động FNB đã trở thành địa điểm tổ chức các trận đấu quan trọng của vòng chung kết FIFA World Cup 2010, trong đó có trận chung kết giữa đội tuyển Hà Lan và Tây Ban Nha. Đặc biệt, lễ bế mạc World Cup 2010 tại FNB đã đã chứng kiến sự xuất hiện cuối cùng của cố Tổng thống Nam Phi Nelson trước công chúng. Với những khoảnh khắc đáng nhớ này, FNB không chỉ là một sân vận động thể thao mà còn là một phần của lịch sử văn hóa và chính trị Nam Phi.
Sân vận động Rose Bowl – Mỹ
Sân vận động Rose Bowl là một biểu tượng thể thao nổi tiếng của Hoa Kỳ, tọa lạc tại Pasadena, California, gần Los Angeles. Khánh thành vào tháng 10 năm 1922 và được công nhận là Di tích Lịch sử Quốc gia Hoa Kỳ. Sân Rose Bowl đã vinh dự tổ chức nhiều sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế. Điển hình là trận tranh huy chương vàng Olympic 1984 cùng với hai trận chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới và World Cup.
Với vai trò là sân vận động mang đậm dấu ấn lịch sử, Rose Bowl không chỉ là niềm tự hào của bóng đá Mỹ mà còn là một phần quan trọng trong các sự kiện thể thao toàn cầu.

Wembley Stadium – London, Anh
Kể từ khi được thi công, sân vận động Wembley đã trở thành biểu tượng của bóng đá ở Anh. Hiện nay, sân thuộc sở hữu của Liên đoàn bóng đá Anh (FA) và là một trong những công trình thể thao nổi tiếng nhất thế giới.
Với sức chứa lên tới 90.000 chỗ ngồi và kích thước sân bóng đá đạt chuẩn quốc tế, Wembley không chỉ là sân vận động lớn nhất ở Anh mà còn là sân vận động lớn thứ hai tại Châu Âu.
Ngoài được biết đến là địa điểm tổ chức các sự kiện thể thao quan trọng, sân Wembley còn được biết đến với các sự kiện giải trí tầm cỡ quốc tế thu hút hàng nghìn người hâm mộ.
Estadio Azteca – Mexico
Sân vận động Estadio Azteca với sức chứa lên tới 87.523 người được đánh giá là một trong những sân vận động lớn nhất thế giới. Sở hữu thiết kế vô cùng độc đáo theo hình chiếc hộp khổng lồ với mục đích tạo ra không gian cao cấp mang đến trải nghiệm riêng tư cho khán giả khi đến sân vận động.
Sân Estadio Azteca đã chứng kiến những sự kiện thể thao quan trọng trong lịch sử bóng đá có thể kể đến như tổ chức hai kỳ World Cup vào các năm 1970 và 1986, giải đấu quốc tế FIFA Confederations Cup,…
Bukit Jalil National Stadium – Malaysia
Sân vận động quốc gia Bukit Jalil được hoàn thành vào năm 1998 và được đánh giá là sân vận động lớn nhất Đông Nam Á. Với sức chứa 87.411 người, Bukit Jalil không chỉ là niềm tự hào của Malaysia mà còn là một trong những địa điểm thể thao hàng đầu trong khu vực.
Sân Bukit Jalil đã tổ chức nhiều sự kiện thể thao quốc tế quan trọng bao gồm SEA Games, Malaysia FA Cup, Malaysia Cup cùng nhiều sự kiện thể thao khác. Ngoài ra, đây còn là địa điểm tổ chức các buổi hòa nhạc và các chương trình giải trí tầm cỡ quốc tế, khẳng định vị thế đa năng của mình trong cộng đồng thể thao và văn hóa toàn cầu.
Borg El Arab Stadium – Ai Cập
Sân vận động Borg El Arab còn được biết đến là sân vận động Quân đội Ai Cập. Sân vận động được xếp hạng là sân vận động lớn nhất Ai Cập và lớn thứ hai ở châu Phi với diện tích 609.000 mét vuông và sức chứa 86.000 khán giả. Đặc biệt hơn hết đây chính là sân đấu tổ được tận dụng để tổ chức vòng đấu loại World Cup 2018.

Salt Lake Stadium – Ấn Độ
Với diện tích hơn 309.000 mét vuông, sân vận động Salt Lake với sức chứa lên tới 85.000 khán giả được đánh giá là một trong những sân vận động lớn và hiện đại nhất tại Ấn Độ. Sân vận động nổi bật với hệ thống cơ sở hạ tầng vô cùng hiện đại từ hệ thống bảng điện tử thông minh cho đến hệ thống LED mạnh mẽ đáp ứng được mọi điều kiện của Liên đoàn bóng đá thế giới.
ANZ Stadium – Sydney, Úc
Sân vận động ANZ được hoàn thành vào tháng 3 năm 1999 với mục đích tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2000. Sân được sử dụng để chơi các bộ môn như rugby league, rugby union và bóng đá. Với một đường chạy điền kinh và mặt sân được thiết kế phù hợp để tổ chức các giải đấu tầm cỡ thế giới.
Ban đầu, sân vận động có sức chứa lên tới 110.000 khán giả nhưng sau khi cải tạo sức chứa của sân đã được điều chỉnh xuống còn 84.000 chỗ ngồi. Bên cạnh đó, sân vận động ANZ được thiết kế theo nguyên tắc bền vững, với cấu trúc mái che sử dụng ít thép hơn so với các sân vận động Olympic ở Athens và Bắc Kinh, thể hiện cam kết của Australia trong việc giảm thiểu tác động môi trường mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
MetLife Stadium – New Jersey
Sân vận động MetLife nằm tại Khu liên hợp thể thao Meadowlands ở East Rutherford, New Jersey. Nơi đây được biết đến là sân nhà của hai câu lạc bộ thể thao và là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn tại Mỹ. Với thiết kế độc đáo và vô cùng sang trọng được thể hiện rõ qua phần mặt tiền được ốp đá vôi, trong khi lớp vỏ ngoài bằng nhôm và cửa chớp tạo nên vẻ hiện đại, cùng hệ thống ánh sáng bên trong có thể thay đổi màu sắc.
Croke Park – Ireland
Sân vận động Croke Park nằm ở trung tâm Dublin (Ireland) là một trong những sân vận động lớn và nổi tiếng nhất tại đây với sức chứa khoảng 82.300 khán giả. Ngoài các sự kiện thể thao, sân cũng tổ chức nhiều sự kiện giải trí quan trọng như hòa nhạc, hội nghị, triển lãm thương mại và các buổi tiệc riêng.
Signal Iduna Park – Đức
Signal Iduna Park còn được gọi là Westfalenstadion là sân vận động lớn nhất Đức và đứng thứ 7 tại Châu Âu với sức chứa hơn 81.365 khán giả. Đây là sân nhà của Borussia Dortmund, nổi bật không chỉ vì quy mô mà còn vì bầu không khí sôi động, đặc biệt là khán đài phía nam khu vực được mệnh danh “Bức tường vàng” (Die Gelbe Wand) nơi có hàng vạn cổ động viên nhiệt huyết với khu vực đứng lớn nhất châu Âu có sức chứa 25.000 chỗ.

Stade de France – Pháp
Sân vận động quốc gia Stade de France với sức chứa hơn 81.000 người. Mục đích phục vụ cho World Cup 1998 và chính thức khánh thành vào ngày 28/01/1998. Stade de France không chỉ là nơi tổ chức các trận đấu bóng đá, mà còn là địa điểm tổ chức nhiều sự kiện thể thao khác như bóng bầu dục, điền kinh và đua mô tô. Ngoài ra, sân cũng là nơi tổ chức các buổi hòa nhạc, trình diễn nghệ thuật và các sự kiện giải trí khác.
Santiago Bernabeu – Tây Ban Nha
Estadio Santiago Bernabéu, sân nhà của câu lạc bộ Real Madrid tọa lạc tại quận Chamartin, Madrid, Tây Ban Nha. Sức chứa lên đến 81.044 người giúp sân trở thành địa điểm lý tưởng cho các trận đấu quan trọng của Real Madrid, cũng như các sự kiện thể thao và giải trí quy mô lớn.
Sân Santiago Bernabeu đã từng tổ chức bốn lần trận chung kết UEFA Champions League vào các năm 1957, 1969, 1980 và 2010 cùng rất nhiều trận El Clasico hấp dẫn khác. Với lịch sử hào hùng và thiết kế vô cùng hiện đại, đây là một trong những sân vận động biểu tượng của bóng đá châu Âu và thế giới.

Luzhniki Stadium – Nga
Sân vận động Luzhniki, khánh thành vào năm 1956, từng là trung tâm thể thao chính của Liên Xô. Được biết đến là một trong những công trình lịch sử tại Moscow và là nơi tổ chức các trận đấu quan trọng trong khuôn khổ World Cup 2018. Với kiến trúc độc đáo và cơ sở hạ tầng hiện đại, Luzhniki không chỉ là biểu tượng thể thao của Nga mà còn là điểm đến của những sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế.
Shah Alam Stadium – Malaysia
Sân vận động Shah Alam được khánh thành vào năm 1994. Đây là một trong những sân vận động lớn nhất tại Malaysia với sức chứa lên đến 80.372 người. Sân Shah Alam Stadium thường xuyên được tận dụng để tổ chức các sự kiện bóng đá quốc tế, giải bóng đá Malaysia cũng như các concert âm nhạc.
Estadio Monumental “U” – Peru
Sân vận động Estadio Monumental “U” được chính thức đưa vào hoạt động vào 02/07/2000. Được biết đến là một trong những sân vận động hiện đại nhất tại Peru và là sân nhà của Club Universitario de Deportes.
Với sức chứa lên đến 80.093 chỗ ngồi, Estadio Monumental hiện là sân vận động lớn nhất tại Peru và là một trong những sân vận động có sức chứa lớn nhất Nam Mỹ. Sân vận động không chỉ là nơi tổ chức các trận đấu bóng đá mà còn là biểu tượng quan trọng của câu lạc bộ và nền bóng đá Peru.
San Siro – Italya
Sân vận động San Siro được khánh thành vào năm 1926 với sức chứa lên đến 80.018 chỗ ngồi. Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp để trở thành một trong những sân vận động nổi tiếng nhất thế giới. Ngoài việc sân đặt tên theo cầu thủ huyền thoại Giuseppe Meazza, San Siro là sân nhà của hai đội bóng không đội trời chung, AC Milan và Inter Milan. Tại đây mỗi năm đều diễn ra những trận derby đầy kịch tính và cuồng nhiệt giữa hai đội bóng giàu thành tích bậc nhất xứ Mỳ ống.

Kết lại
Với sự hoành tráng và ấn tượng, sân vận động lớn nhất thế giới không chỉ là nơi chứng kiến những trận đấu kịch tính mà còn là biểu tượng của niềm tự hào, sự phát triển và tinh thần đoàn kết của mỗi quốc gia.
Hãy tiếp tục theo dõi Bóng Đá Bên Bển để khám phá thêm những sân bóng đá lớn nhất thế giới, các sân vận động Olympic nổi tiếng và không bỏ lỡ tin thể thao hấp dẫn trong và ngoài nước.